Pages

Feature

Label 5

Label 6

Label 3

Label 4

Label 1

Sample Text

Mọi thông tin đóng góp và từ thiện
Xin vui lòng liên hệ :
Chùa Giác Long, Ấp 2 Hòa Thạnh Tam Bình Vĩnh Long
Số điện thoại : (070)3 982 061
Email :thichminhtuan.chuagiaclong@gmail.com

Label 2

Sample Text

Total Pageviews

Sample text

Chùa Giác Long

Chùa Giác Long

Facebook

Homepage

label 7

Bottom Navi

Design by Nguyễn Quốc Thắng. Powered by Blogger.

Social Icons

Social Icons

Followers

Featured Posts

29 Feb 2012

THẦY VÀ TRÒ CÙNG RA ĐỒNG

dồ dất vào chỗ trồng rau
đẩy dất về chùa
thầy trò cùng ra dồng


lụm dất cày
bỏ dất và bao

giờ giãi lao







26 Feb 2012

VỚT BÓNG MÂY TRẦN


Gió cao nguyên thổi vi vu và dòng suối uốn quanh chảy róc rách trước sự tịch tỉnh của núi rừng. Liên và tôi sau giờ công phu sáng, yên lặng ngồi bên nhau trong căn lều rơm hình bát giác ở lưng chừng đồi, cạnh con đường mòn dẫn lên rừng thông trên đỉnh. Mỗi người đang theo dõi ý nghĩ riêng...Bên kia trời là khoảng không gian thênh thang bát ngát. Đẹp làm sao với những dãy núi đồi chập chùng, tạo thành vòng đai bao cả nửa chân trời, được phủ trên đầu một thảm lụa trắng chạy dài, với những áng mây bồng bềnh. Cả đỉnh đồi mờ trong khói sương hư ảo, khi bình minh chưa ló dạng.

      Đôi bạn quen nhau từ dạo đi Phật thất chùa Hoằng Pháp . Liên trạc độ hơn hai mươi, vừa xong đại học, với làn da trắng muốt, nổi bậc trên gương mặt thông minh thanh tú. Tôi đùa gọi cô bé là cò con, vì đi tu Phật thất mỗi ngày cô tắm đến năm lần! Lần đầu tiên gặp tôi, Liên hỏi:
 -  Sao chị đi tu Phật thất vậy?
 Tôi đáp:
-Thích nghe các thầy giảng pháp, và tập tìm cái tịnh trong cái động nơi đông đảo người. Còn em , sao còn nhỏ mà thích đi tu hay vậy?
Liên nói gọn trong chua xót:
-Đau khổ vì tình. Đến đây để lắng lòng thanh tịnh.
Câu nói khiến tôi nhìn kỷ Liên hơn. Cô bé khá đẹp, có dáng dấp con nhà tiểu thơ đài các. Sau một thời gian, Liên tâm sự..., Liên yêu lầm lạc một anh chàng ong bướm, thích trăng hoa với quá nhiều người. Trái tim Liên tan nát nên đã tự tử, may mắn được cứu sống. Mặc dù với bao lời khuyên nhũ của mọi người, nào là chữ hiếu với cha mẹ, nào là sự không xứng đáng của đối tượng yêu, nào là tội lỗi khi tự giết mình sẻ không được siêu thoát...Nhưng có lẽ oan trái đã tạo từ đời trước quá nặng, nên Liên cứ đâm đầu vào, và không dứt khoát nổi mối tình, dù chết đi sống lại, Liên vẫn đau khổ không còn muốn sống!
Nghe qua tôi không nói nên lời, lặng lẽ vuốt tóc Liên trong chia sẽ và tự hỏi: “làm sao giúp cô bé nầy?"
Liên có khá nhiều đức tính của con nhà có giáo dục: chân thật, không điêu ngoa trong lời nói và giữ chữ tín. Đó là điểm khó tìm của những người tuổi trẻ mà tôi đã gặp.
Liên đứng dậy đi quanh lều, co duỗi tứ chi , khiến tôi trở về thực tại. Cô lên tiếng:
- Cảnh trí ở đây đẹp quá chị nhỉ, chị dẫn em lên đây chơi thật thích. Có lần buồn em định đi tu, nhưng đi Phật thất mới biết, tu đâu phải dễ. Ba giờ rưỡi sáng đã dậy, không được ăn và nằm phi thời, giờ giấc theo thời khóa. Có trải qua mới biết thương người tu chị ạ. Nội việc cạo cái đầu, mặc áo người tu đã là khó với mình rồi. Vậy mà các thầy của chùa Hoằng Pháp, trẻ tuổi, đẹp trai đi tu hay thiệt!
Tôi nói:
- Đúng vậy em ạ, cho nên lúc nào mình cũng phải ủng hộ sự phát Bồ đề tâm của người tu bằng mọi hình thức. Ngoài việc khổ hạnh, kỷ luật giờ giấc, học kinh chú và Phật pháp; điều quan trọng của chữ xuất gia khác chữ xuất giá ở chổ, là phải nằm trong khung rào cản giới luật của Phật. Có câu "chiếc áo không làm nên thầy tu" là ý nói về giới luật nầy. Nghe các thầy nói, nếu không giữ giới luật tức làm thân Phật chảy máu đó em ạ. Tu đâu phải dễ, do họ có ý chí kiên cường của sự tìm đường giải thoát, chứ đâu phải cứ buồn chán đời là đi tu được.
Dựa tay lên lan can lều, gương mặt Liên buồn xa xăm nói:
-  Từ ngày đi tu Phật thất, em thấy được Phật pháp rất hay, nhưng chưa hiểu thông suốt, chị giúp em được không?.
     Tôi đáp:
-  Em nên hỏi các thầy thì tốt hơn, vì sự hiểu biết của chị rất giới hạn. Tuy nhiên nếu chị biết điều gì, chị sẽ sẵn lòng.
    Liên nói:
-  Phật dạy vạn vật giả có, em lại cứ thấy thật không hà, mình phải làm sao?.
Tôi cười:
- Không phải riêng em, nếu gột rữa dễ dàng, ai nấy đã thành thánh hết rồi, đâu có luân hồi mãi. Em nên tập quán xét thường xuyên về bóng trăng trong thau nước. Sở dĩ có bóng trăng, do vì nhân duyên có nước mà có; một khi đổ nước đi rồi, tức lấy nhân duyên đi, thì bóng trăng mất ngay, đấy là giả có. Vạn pháp trên thế gian nầy cũng giống y như bóng trăng vậy.
- Thân ta sở dĩ có, là do nhiều nhân duyên hợp lại: duyên đất và nước qua ăn uống, duyên không khí giúp hơi thở (gió), duyên mặt trời giúp ấm áp (lửa). Nếu đứt mạch máu tim hay não, hay bị siết cổ không còn không khí để thở..v.v...Tức một trong những nhân duyên bị cắt đứt, lập tức sự "có thân" đó, sẽ trở về  "không" ngay, nghĩa là chết. Thì tất cả cái vay mượn lại trả về cho nguồn mượn (đất, nước gió lửa). Cho thấy rõ thân là "giả có" mà thôi. Điều nầy giống như bóng trăng đã bị lấy nhân duyên nước đi rồi, thì bóng trăng mất. Nếu thân có thật tánh riêng, không là của mượn qua các nhân duyên khác, thì thân sống đời đời cố định không chết. Từ đó cho thấy rõ, ngay chính thân mình còn không giữ được, huống hồ những vấn đề phụ thuộc nơi thân như: danh lợi, tiền bạc, nhà cửa, bàn ghế, quyền lực, tình yêu.. v.v và.,v.v…cũng là do nhân duyên mà có, giống y như bóng trăng, hay thân.Tất cả cũng đều là bóng, trôi theo mây khói...
Điển hình như thảm họa của Nhật Bản, trước đó một phút thôi, vạn pháp cái gì cũng thấy "có" rỏ ràng. Nhưng sau đó chỉ hai phút, do nhân duyên sóng thần đến, cắt đứt tất cả mọi nhân duyên khác, nên không còn gì cả! Nếu người hiểu đạo thật sự, luôn sống huân tập trong cái thấy đúng như pháp, không chấp chặt mọi thứ trên đời này là "thật có", nên sự việc hết nhân duyên đến, họ không đau khổ. Nếu em quán điều này thường xuyên, đối với tình yêu, một khi không còn đủ nhân duyên nữa, em sẽ ít tuyệt vọng đau khổ hơn, mà không phải hủy hoại mạng sống.
Nghe xong ánh mắt Liên tươi sáng hơn và lại thắc mắc tiếp:
- Tại sao người ta nói chùa là "cửa không" vậy chị?
Tôi đáp:
-  Bởi vì cốt tủy của đạo Phật nói về "tánh không" của vạn vật. Chữ "không" trong đạo Phật có nhiều nghĩa, chị tạm nói ba nghĩa chính:
*  Thứ nhất là nghĩa bình thường KHÔNG đối với CÓ: vì người phàm phu thường chấp cái gì cũng thật có, nên Phật dạy pháp tương đối nhân quả, cho người có căn cơ thấp tu, để họ còn được hưởng phước báu của hàng trời - người, tránh điều tội lỗi không lọt vào ba cỏi ác đạo: ngạ quỷ ,súc sanh, địa ngục.
*  Thứ nhì là TÁNH KHÔNG: vạn pháp không có tự thể riêng biệt hay cố định. Đây là pháp tuyệt đối cho người có căn cơ cao tu để đạt giải thoát sanh tử.
*  Thứ ba  là KHÔNG TỊCH LINH TRI: tâm chứng của người đạt đạo. Tùy trí sai biệt (linh tri) còn vướng mắc từng loại lậu hoặc sâu hay cạn, chia ra các cấp bậc giải thoát, từ A-la-hán trở đi, đến Bồ tát và Phật quả.
Nghe đến đây con bé vẫn chưa chịu tha, vẻ mặt đăm chiêu hỏi tiếp:
-  Em cám ơn chị, chị nói đến đâu, em có thể hiểu được đến đó. Nhưng "tánh không" là tu ra sao mà được giải thoát vậy chị?
Bị hỏi những câu không đơn giản chút nào, tôi ngại chẳng biết cô ta có thể tiếp thu được bao nhiêu mà trả lời, nhưng nhớ lại cô đang đau khổ cần Phật pháp, nên tôi cũng mặc kệ chìu ý, nhiệt tình trả lời tiếp:
-         Câu nầy thật không dễ cho cả kẻ đáp và người nghe. Hai chữ "tánh không" nầy các tôn giáo khác chưa bao giờ nói đến, và là cốt tủy của Phật giáo. Tánh không tức vạn pháp không có tự thể, hay nói cách khác là vạn pháp không có gì là chính nó cả.
 Vạn pháp sở dĩ hiện hữu "có", đều phải nhờ qua khâu "nhân duyên" phối hợp. Bởi vì chính nó chẳng phải có, do sự phối hợp tạo, nên chỉ có thể hiện ra :"tạm là có " mà thôi, đạo Phật gọi là " giả tướng". Như sự giải thích tạm có thân ở câu hỏi đầu.
Vạn pháp sở dĩ hiện hữu "không", cũng đều phải nhờ qua khâu "nhân duyên" phối hợp. Bởi chính nó chẳng phải không, do sự phối hợp tạo, nên chỉ có thể hiện ra: "tạm là không" mà thôi.
 Điều này nói lên, cả hai "cái có" và "cái không" đều là huyễn ảo của sự chuyển hóa. Vì không có thật tánh cố định như vậy, cho nên nói vạn pháp là "vô ngã" (không có cái tôi, hay không là chính nó).
Trong Tâm kinh dạy “sắc chẳng khác không", nghĩa là cái mà ta gọi là "có" vốn không có tự tánh, chỉ là duyên giả hợp nên nó vốn là "không”. Ví dụ: hoa kết hợp bởi những thứ không là hoa. Do nhân duyên của đất trồng, phân bón, nước, không khí, ánh sáng, người chăm sóc, nên một đóa hoa hình thành, đó là “Không chắng khác sắc”. Sau một thời gian, khi duyên hết, thì đóa hoa kia sẽ héo úa, biến chuyển và trở thành rác, đó là “sắc chẳng khác không”. Lại ví như đá không có tính lửa, nhưng vì nhân duyên của sự va chạm, từ cái không đã sanh ra lửa (sắc). Thế nên, trong chân không có sẵn diệu hữu (cái có vi diệu) bên trong;  và trong diệu hữu lại có sẳn chân không bên trong.

Để Liên hiểu rõ, tôi bước ra lều, với tay hái một trái xoài trồng bên cạnh suối đưa cho Liên và nói tiếp:
     -  Đây là trái xoài, vì hột xoài không có tự tánh cố định, nên nhờ nhân duyên " đất, nước, gió, lửa", hột xoài nảy mầm thành thân cây xoài, và vì thân cây không có tự tính cố định, nên nhờ nhân duyên.....lại cho ra hoa....,rồi chuyển hóa tiếp cho ra trái. Nếu không, hột xoài vĩnh viễn cố định chỉ là hột xoài mà thôi.
Chính nhờ tánh không đã sanh ra vạn pháp.Cũng như vô minh, không chính là vô minh, không thật có, nên phàm phu có thể tu tiến thành thánh nhân. Nếu không, vô minh lại vĩnh viễn là vô minh. Mọi thứ khác (vạn pháp) có lý luận cũng giống y như thế. Bởi thế, trong kinh Kim cang nói: "cái gọi là chúng sanh, không phải là chúng sanh, nên tạm gọi là chúng sanh".
Người chứng đạo, thấu triệt và sống được với các pháp thế gian trong sự huyễn hóa, chẳng phải có, mà cũng chẳng dính mắc vào không, trong tâm họ không chấp vào cả hai bên đối đãi "có không". Tâm họ không bận tâm khởi ra những sự phân tích so đo của ý thức phân biệt, họ sống trong sự "rỗng lặng tỉnh giác", an nhiên trước lẻ thật của vạn vật đang tồn tại một cách hư dối: đó là trí huệ Bát nhã, là giải thoát. Giải thoát vì họ hiểu được và thực hành được năm uẩn đều là không, nên vượt được hết thảy mọi khổ ách.

    Vừa nói đến đây Liên buột miệng đáp:
-  Thế thì cái đau khổ, bản chất không thật sự có, do vì tai nạn của tư tưởng đóng khung mình trong đó, cho rằng mình đau khổ, nên mới có đau khổ.
Tôi vổ tay cười lớn:
- Ô hay, chính xác như vậy. Em thật thông minh nhạy bén lắm, nói một thấu suốt hai.
 Liên nói:
- Em cám ơn chị rất nhiều, từ nay em sẽ mở mắt, cố gắng dùng trí huệ của Phật pháp phá vô minh của mình. Em sẽ đến chùa học hỏi Phật pháp và làm phật sự. Dùng đời sống của mình làm lợi ích cho tha nhân. Em sẽ có cuộc sống đổi thay chị ạ.
Tôi đáp:
- Em hiểu đươc như vậy là quá tốt. Chị rất mừng cho em. Nhưng khi em đến chùa làm Phật sự, vì hoàn cảnh cha mẹ em có địa vị quá cao trong xã hội, chị sợ em vấp phải một điều. Nếu mình có bất cứ điều gì hơn người về mọi thứ, chẳng hạn như: tài giỏi, danh vọng, giàu đẹp, bằng cấp, quyền lực, thông minh hay  địa vị ....đến đâu đi nữa. Tất cả những thứ đó mình nên bỏ ngoài cổng chùa, vì sự tự mãn về trí thế gian hơn người của mình càng cao, thì mình càng u mê với trí huệ Bát nhã càng nhiều, và đã đi ngược chiều với Phật đạo, đó chính là ma vậy.
Liên nói:
- Ý chị nói về chữ DANH trong ngũ dục thế gian "tài, sắc, danh, thực, thùy" phải không?.
Tôi cười:
- Đúng rồi, con người thường bị vướng nhất là chữ danh. Như kỳ rồi quý thầy giảng về Ngài Ngộ Đạt quốc sư, chỉ vì hãnh diện rất vi tế khởi ra trong tâm về chiếc ghế trầm hương của vua ban, mà Ngài bị mất phước, long thần hộ pháp không còn hộ trì nữa. Nỗi oán hận của Triệu Thố đã theo Ngài sát mười đời nhưng không hại được, nên chụp ngay cơ hội đột nhập vào thân Ngài, thành ghẻ mặt người báo thù. May nhờ có vị A la hán gở mối oan khiên. Em thấy rằng, ngay cả một bậc có mười đời làm Hòa thượng, đức độ và đạo hạnh sâu dầy, chỉ vì sơ hở khởi chút danh trong tâm mà bao nhiêu phước đức tu hành còn bị đốt cháy, sụp đỗ.
Và lịch sử của vua Lương Võ Đế cũng thế, vua chỉ mong Tổ Đạt Ma khen Ngài một tiếng "cất chùa, độ Tăng hàng vạn, phước đức thật vĩ đại", nhưng Tổ lại phán: "chẳng phước đức gì cả", để giúp vua chuyển tâm vướng bận vào danh. Vì vua kẹt vào danh của cái tôi mấy chục kí lô, nên phước báu của vua làm chỉ gói gọn nặng trong mấy chục kí mà thôi. Nếu vua hiểu được tánh không và tướng không của kinh Kim cang "phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng", thì những "tướng có" nơi bao ngôi chùa vua xây đã không bị dính mắc trong tâm của vua. Bấy giờ phước của vua sẽ vô lượng trùm khắp hư không, bởi lúc đó vua thực hiện được hai chữ “vô trụ" trong kinh: “dù đem cả bảy báu trong tam thiên đại thiên thế giới cúng dường, không bằng trì bốn câu kệ trong kinh". Bốn câu kệ dạy không chấp vào tướng của sự việc mình làm, đó là ý Tổ Đạt Ma muốn dạy vua Lương.
Vì thế , người phàm phu như mình, thường bị chữ danh làm đẩy đi lạc hướng của tâm ban đầu. Thấy gương người xưa, nếu đến chùa, đừng vì háo danh vặt, làm những điều tự mãn, vị kỷ, chẳng được phước đức gì, đôi khi chỉ gây thêm nghiệp đọa lạc là đằng khác đó em ạ.
     Liên vui vẻ đáp:
- Vâng, em sẽ cẩn thận nhớ kỹ lời chị nói. Đã lâu lắm rồi, hôm nay là ngày vui nhất của em. Em thương chị quá đi, chị như người chị và cũng như người mẹ của em. Tấm lòng chị lo lắng dẫn em du ngoạn núi, giúp em nguôi ngoai khổ đau, để em sửa sai những lầm lạc của mình, không vì tình yêu mà rồ dại hủy hoại thân mình. Em đã nhận ra cuộc đời đáng sống biết bao, còn quá nhiều thi vị với pháp Phật vi diệu! Ô kìa chị ơi, có tiếng kẻng báo giờ ăn sáng. Thôi chị em mình đi ăn chị nhé, kẻo mọi người đợi. Mình sẽ bàn luận Phật pháp vào dịp khác nữa nha chị.
Đôi bạn cùng nhau xuống dốc đồi, vầng thái dương đã lên cao tự bao giờ và chim đã ra khỏi tổ hót líu lo, thương cho cánh chim không được hưởng pháp lạc như mình! Từng chữ một A DI ĐÀ PHẬT rơi nhẹ, hình dung rõ, vang lên trong tâm thức bằng sự tỉnh sáng, với tánh thấy - tánh nghe - và tánh biết. Mỗi câu Phật hiệu đỉnh đạt, âm thầm, vững chãi từng tiếng một, trong rổng lặng chánh niệm. Mọi ý niệm đã lùi xa vì quá ư hư dối và nhảm nhí, nên không còn chổ đứng.  Ôi, mầu nhiệm thay từng bước đi, cả một chân trời hạnh phúc hiện ra trong thanh tịnh.
                                          NHÂN PHÚC.

14 điều Phật dạy





  1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
  2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
  3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
  4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
  5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
  6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
  7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
  8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
  9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
  10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ
  11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
  12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
  13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
  14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí

25 Feb 2012

[Ảnh] Mùng 1 tết 2012

Cậu bé đang ước mơ
Thầy trò nói chuyện
Bánh mứt ngày tết
Mai vàng tô thắm
Bữa cơm thanh đạm ngày xuân
Phật tử lì xì thầy
Cổng chùa ngày tết
Phật tử cúng bái

Ngày xuân là ngày mà con người ta đi chùa cầu chúc cho nhau hạnh phúc, một năm làm ăn phát tài phát lộc
Chúc tất cả một năm mới bình yên và vạn sự như ý

Thích Minh Tuấn
( Chùa Giác Long )

Kiến trúc Phật Giáo



Sự tích Phật Bà Quan Âm

Quán Âm Bồ Tát là danh hiệu của một vị Phật đáng lẽ đã chứng quả Phật, nhưng còn nguyện lẫn lộn ở cõi ta bà để cứu độ chúng sinh. Người ta cũng gọi Ngài là Quan Âm Phật, Quan Âm Như Lai, Quan Thế Âm, Quan Âm Nam Hải, Phổ Đà Phật Tổ, v.v…
Quyền pháp năng lực của Ngài cao siêu.
Quyển kinh nói về Ngài, mà hiện nay phái Bắc Tôn (Trung Hoa, Cao Ly, Nhựt Bổn, Việt Nam) còn truyền tụng là quyển “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm”. Theo lời kinh Phổ Môn bất cứ là hạng nào trong chúng sanh, bất cứ là ở vào tình cảnh nào, lúc nào, hễ cầu đến Ngài, niệm danh hiệu Ngài thì đặng cứu ngay. Ngài dùng huyền diệu cứu vớt chúng sanh không biết muôn ức nào mà kể. Nếu cầu Ngài với danh hiệu thuộc về một phân thân nào của Ngài thì Ngài xuất hiện y theo phân thân ấy để cứu độ. Kinh Phổ môn có biên rành 12 điều đại nguyện của Ngài.
Theo kinh truyện để lại, Ngài phân thân giáng trần 33 kiếp, khi thì mượn xác nam nhi, khi thì làm thiếu nữ, khi thì ở vào cảnh quyền quý cao sang, khi thì vào hàng bần cùng cơ khổ, khi thì sanh làm đạo sĩ, khi thì làm tỳ khưu, v.v…
Hiện nay đời còn truyền tụng hai kiếp giáng trần làm phụ nhơn của Ngài là: kiếp thứ mười làm bà Thị Kính, kiếp chót làm bà Diệu Thiện. Sau khi thoát kiếp chót này Ngài được chứng quả Phật Tổ tại Phổ Đà Sơn (Nam Hải).
SỰ TÍCH THỨ NHỨT:
QUÁN ÂM THỊ KÍNH
Trước kia Đức Quan Âm Bồ Tát tu đã đặng tám kiếp rồi. Qua tới kiếp thứ chín Ngài phân thân nam nhi đi tu chứng bực tỳ khưu. Khi kiếp thứ chín của Ngài gần mãn thì Đức Thích Ca giáng xuống thử lòng. Đấng Thế Tôn hiện ra một người con gái tới lần khân ép nài vị tỳ khưu kia kết duyên với mình. Vị này mới thốt rằng: “Có chăng họa may là kiếp sau, chớ kiếp này vì lời thề nguyện tu trì thì không thể nào đặng.” Vì lời hứa ấy mà sau khi mãn kiếp thứ chín rồi vị tỳ khưu kia phải giáng trần đầu thai làm thiếu nữ, suốt đời phải chịu trăm điều cay đắng về vấn đề tình duyên để thử lòng Ngài coi ra sao.
Ấy là phép Phật định vậy.
Vâng lịnh của Đức Phật Tổ chơn linh vị Bồ Tát kia bèn giáng trần đầu thai làm con gái nhà họ Sùng là Sùng Ông, một nhà giàu có ở xứ Cao Ly lại là nhà từ tâm chưởng đức. Hai ông bà tuổi đã cao mà không con nên đi cầu tự và sanh ra nàng Thị Kính, dung nghi đẹp đẽ, tướng mạo đoan trang. Hai ông bà mừng được chút gái để có người hôm sớm trong lúc tuổi già. Khi nàng đã đúng tuần cập kê thì gần đó có chàng Thiện Sĩ, con nhà quyền quý trâm anh cậy mai đến nói. Vợ chồng Sùng Ông thấy phải đôi vừa lứa bèn chịu gả con gái mình.
Đến ngày nạp thái vu quy nàng Thị Kính buồn tủi muôn phần! Buồn là vì thấy mình là con một, một khi đã xuất giá rồi thì bề nhà sau trước quạnh hiu, lấy ai mà thần tỉnh mộ khang thế cho mình! Tủi là lỡ sanh làm con gái thì đúng tuổi phải xuất giá tòng phu rủi may phải chịu và ơn sanh thành không sao trả đặng! Cha mẹ nghe nàng than thở làm vậy bèn kiếm lời khuyên giải và nói rằng: Cha mẹ sanh con là gái, thì khôn lớn có nơi có chốn làm đẹp mặt nở mày mẹ cha đó là đủ rồi. Con chẳng nên lo điều chi khác nữa! Vả lại nhà bên chồng con cũng gần đây thì sự thăm viếng cũng thuận tiện. Nghe vậy nàng mới an lòng chiều ý muốn của cha mẹ. Từ khi về nhà chồng, nàng giữ một mực tôn kính, phụng sự nhà chồng, trong êm ngoài ấm, ai nấy đều khen.
Một ngày kia nàng đương ngồi may, chàng Thiện Sĩ sau khi đọc sách mỏi mệt mới ra gần chổ nàng may mà nằm nghỉ, luôn dịp ngủ quên. Từ khi về nhà chồng đến giờ nàng chưa có dịp nhìn chàng cho chính đính. Nay có cơ hội đưa đến nàng, nhơn lúc chàng ngon giấc mà nhìn kỹ mặt đức lang quân. Chợt thấy dưới cầm chàng có mọc một sợi râu và biết coi tướng ít nhiều, nàng thấy quả là sợi râu bất lợi! Nhơn cầm sẵn cái kéo trong tay nàng mới đưa kéo ra cắt lấy. Đương lúc ấy, chàng Thiện Sĩ giựt mình thức dậy, thấy vợ cầm kéo đưa ngay cổ mình, vụt la hoảng lên rằng: “Vợ tôi muốn giết tôi.” Trong nhà vỡ lở, cha mẹ gia tướng chạy đến gạn hỏi. Nàng tình thật cứ nói ngay, không ngờ cha mẹ chồng quá ư nghiêm khắc bắt tội nàng có ngoại tình và mưu giết chồng. Nhơn cớ ấy cha mẹ chồng buộc chàng Thiện Sĩ làm tờ để vợ và mời vợ chồng Sùng Ông đến lãnh con về. Vợ chồng Sùng Ông hơ hãi tới nơi mới tường tự sự. Hai ông bà kêu con ra hỏi, rầy la than trách một hồi rồi lãnh con về.
Lúc ấy Thiện Sĩ lòng như dao cắt, tưởng là việc đáng bỏ qua không dè đến nỗi rẽ thúy chia loan thì chàng ăn năn vô ngần, châu rơi lã chã. Khi nàng Thị Kính lạy từ công cô và chàng ra về, vì sợ uy cha mẹ chàng chẳng dám hở môi nói bào chữa nàng một lời nào.
Về nhà, nàng Thị Kính buồn bã muôn phần. Một là buồn cho số phận long đong, tình duyên trắc trở; hai là buồn cho cha mẹ phải mang điều phiền não trong lòng.
Vì nàng là một người đàn bà chân chính may rủi một chồng mà thôi, nàng khăng khăng không chịu “ôm cầm thuyền ai”. Nàng than rằng nếu có anh em đông thì nàng cũng đành nhắm mắt cho rồi để khỏi mang tiếng nhơ. Nhưng vì nàng là con một, nàng không nỡ hủy mình, sợ e thất hiếu, mà ở như vậy thật rất khổ tâm cho nên nàng quyết chí xuất gia, noi gương Phật Tổ, tu hành cho đắc đạo rồi trở về độ lại mẹ cha.
Một hôm, nàng lén cải trang nam tử, rồi bỏ nhà trốn đi. Hay tin cha mẹ nghi nàng vì buồn tình xưa mà sanh nhẹ dạ theo người và sai người đi kiếm cùng nơi mà không gặp.
Từ khi nàng lìa gia đình ra đi thì nàng có ý tìm một cảnh chùa để gởi thân. Đến ngôi chùa được chọn nàng gặp giờ sư cụ đang thuyết pháp. Nàng trộm xem tướng mạo thì thấy rõ đó là một bậc chơn tu, đạo pháp khá lớn. Nàng bèn xin thọ pháp quy y. Sư cụ ban đầu rất nghi ngờ nàng, bèn ngọn hỏi ngành tra vì sợ e trang thiếu niên kia sau này bán đồ nhi phế mà đắc tội với Phật Trời. Nàng thì một mực nói mình là một thư sanh, con nhà quyền quý, lòng chán công danh nên vào nương nhờ cửa Phật để gột rửa lòng phàm.
Thấy chí quả quyết của vị thiếu niên, sư ông mới vui nhận cho làm đệ tử và ban pháp danh là Kính Tâm.
Vì sãi Kính Tâm là nữ trá hình cho nên dung mạo khôi ngô kiều mị, làm cho hàng tín nữ trầm trồ, nhất là nàng Thị Mầu, con của một vị phú ông trưởng giả vùng ấy. Mượn cớ ra vô trong chùa, nàng Thị Mầu lắm khi đưa tình trêu ghẹo sãi Kính Tâm, nhưng nàng vẫn trơ trơ như không hay không biết. Thất vọng, Thị Mầu mới quay lại tư tình với đứa ở của nàng. Khi thai đã gần già, khí sắc nàng đổi, làng xã thấy thế mới đòi phú ông và nàng ra hỏi.
Chịu đòn không kham, Thị Mầu túng phải cung xưng. Trong khẩu cung Thị Mầu quả quyết rằng mình có tư tình với sãi Kính Tâm nên mới ra cớ đỗi và xin làng rộng lượng cho sãi Kính Tâm hoàn tục kết duyên với mình.
Trống mõ inh ỏi, cửa thiền xưa nay êm lặng phút chốc trở nên huyên náo, sóng dậy ba đào. Người nhà làng đến chùa đòi sư ông và sãi Kính Tâm ra nghe dạy việc.
Thầy trò cùng dắt nhau đi. Đến nơi mới hay tự sự! Tá hỏa tâm thần, thầy hỏi trò có sao nói thiệt. Trò một mực kêu oan chớ không nói điều chi thêm nữa. Hương đảng đông đủ tra hỏi sãi nhỏ đủ điều, khi dọa, khi khuyên nhủ rằng: Nếu nói thật thì làng cũng chứng cho để lập gia thất. Kẻ thì mai mỉa: Sãi kia tu có trót đời không? Rốt cuộc vì không chịu xưng tội tình và một mực kêu oan cho nên sãi Kính Tâm phải bị đem ra tra tấn.
Đứng trước cảnh thịt nát máu rơi và thấy trò bất tỉnh, sư ông mới động mối từ tâm đứng ra xin bảo lãnh cho trò để sau này về nhà khuyên nhủ dạy răn.
Thấy thế hương đảng cũng niệm tình ưng thuận cho sư tiểu cùng về. Đến chùa, Sư ông dạy tiểu ra ở ngoài tam quan để tránh tiếng không tốt cho chùa.
Thời gian qua, Thị Mầu đến ngày mãn nguyệt khai hoa, hạ sanh đặng một mụn con trai. Nàng bèn bồng hài nhi đến cửa tam quan bỏ đó rồi về, nói rằng: “Con của ngươi, đem trả cho ngươi.” Sãi Kính Tâm đương tụng kinh nghe đứa nhỏ bị bỏ dưới đất giãy giụa khóc la, động mối từ tâm người bèn ra ẵm đứa bé vào, mướn vú nuôi bên tự. Mẹ vò nuôi con nhện lắt lẻo qua ngày.
Hết thời trì kinh thì sãi Kính Tâm lại phải giữ gìn bồng bế đứa trẻ. Nghe vậy, sư cụ mới vời sãi Kính Tâm vào mà trách rằng: “Trước kia con nói rằng con bị hàm oan, mà nay như thế thì chính thầy đây cũng phải nghi ngờ nữa là ai?”
Sãi Kính Tâm bèn bạch rằng: “Bạch sư phụ, khi xưa sư phụ có dạy đệ tử rằng cứu đặng một người, phước đức hà sa. Đệ tử vâng lời thầy mới cứu mạng đứa trẻ này, chớ kỳ trung con không có ý chi hết.”
Tuy vậy sãi Kính Tâm cũng không đặng phép vô ra trong chùa để tránh tiếng cho chùa.
Đứa trẻ khi đặng hai, ba tuổi đã có vẻ thông minh và giống sãi Kính Tâm như hệt. Khi hài nhi đúng ba tuổi thì sãi Kính Tâm đến ngày phải theo Phật. Biết trước giờ phân ly, sãi Kính Tâm mới viết hai bức thơ gởi lại, một kính gởi cho sư cụ, còn một bức thì gởi cho cha mẹ ruột. Khi sãi Kính Tâm tắt hơi thì đứa nhỏ y như lời cha dặn đem bức thơ vào dâng cho sư cụ.
Xem thơ xong, sư ông rất ngậm ngùi, bèn phái vài vị ni cô ra coi tẩm liệm. Khám xét xong thì mới hay sãi Kính Tâm là nhi nữ trá hình.
Tin ấy truyền ra hương lân nhóm lại đòi cha con Thị Mầu đến buộc tội cáo gian và phạt phải chịu tổn phí về các cuộc tống táng và làm ma chay cho sãi Kính Tâm. Bằng chứng sờ sờ phú ông phải chịu, Thị Mầu xấu hổ muôn phần bèn quyên sinh để trốn khổ nhục.
Đến ngày an táng sãi Kính Tâm thì thiên hạ đồng thấy Phật hiện trên mây rước hồn sãi Kính Tâm là nàng Thị Kính. Hai vợ chồng Sùng Ông và Thiện Sĩ đặng thơ và hay tin đau đớn này đồng có đến dự. Sau cuộc tống táng vợ xưa Thiện Sĩ ăn năn lỗi trước bèn phát nguyện tu hành.
Tục truyền rằng Thiện Sĩ sau đắc quả thành con chim ngậm xâu chuỗi bồ đề, đậu một bên Đức Phật Quan Âm, Đức Phật Quan Âm cũng độ luôn con của Thị Mầu đắc quả hầu gần bên Ngài.
Ngày nay, người xứ ta và người Tàu khi họa tượng Phật Quan Âm thì thường họa một bà đội mũ ni xanh hoặc đen, ngồi trên tòa sen hoặc thạch bàn, bên tay mặt có một con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay hầu. Ấy là con của Thị Mầu.
SỰ TÍCH THỨ NHÌ:
TÍCH BÀ DIỆU THIỆN HAY QUAN ÂM NAM HẢI
Theo sự khảo cứu của nhà bác học Hòa Lan tên là De Groot thì trong kiếp chót của Đức Phật Quan Âm, Ngài hạ phàm làm một vị công chúa Ấn Độ, con vua Linh Ưu, niên hiệu Diệu Trang.
Vào năm 2587 trước Chúa giáng sanh thuộc vào thời đại kim thiên (ciel d’or) bên Ấn Độ bên phương Tây có một tiểu quốc kêu là Hưng Lâm. Nhà vua trị vì nước ấy tên Linh Ưu (Spirituel Excellent) lấy niên hiệu là Diệu Trang (Miao Tchoang). Tứ vi xứ Hưng Lâm là như vầy: Phía Tây giáp ranh Thiên Trúc Quốc (Inde), Phía Bắc giáp ranh Xiêm La, phía Đông giáp ranh Phật Chai Quốc (Sumatra), phía Nam giáp ranh Thiên Chơn Quốc (Tiên Tchan). Trong nước Hưng Lâm cảnh tượng thái hòa là nhờ có vua hiền, tôi giỏi, bá tánh chuyên lo cày cấy, nông trang.
Chánh thê của nhà vua là bà hoàng hậu Bửu Đức. Từ ngày nhà vua tức vị đến nay đã 40 năm rồi mà bà hoàng hậu chưa hạ sanh đặng vị hoàng tử nào. Thấy thế bà lấy làm buồn và xin nhà vua đi cùng bà lên núi Huê Sơn cầu tự. Núi Huê Sơn ở về hướng Tây. Trên núi ấy có một vị thần rất linh thiêng. Ai cầu chi thì đặng nấy. Vua nghe theo, một ngày kia quân gia rần rộ, xa giá nhắm Huê Sơn trực chỉ. Cầu tự xong về triều thì một ít lâu bà có thai và đến ngày sanh đặng một vị công chúa đặt tên là Diệu Thanh (Miao Tsing). Cách một ít lâu hoàng hậu lại hạ sanh một nàng công chúa tên là Diệu Âm (Miao Yin) và sau rốt sanh ra nàng công chúa Diệu Thiện (Miao Chen). Vị công chúa thứ ba này ngày sau tu hành đắc đạo lấy hiệu là Quan Âm (Quan Yin).
Vì nhà vua không có con trai nên vua nhứt định truyền ngai vàng lại cho một trong ba vị phò mã (rể vua). Hai công chúa đầu là Diệu Thanh và Diệu Âm thì nhà vua đã đính hôn cho hai vị quan to thinh danh nhứt trong triều. Trái lại nàng công chúa thứ ba là Diệu Thiện thì cương quyết không chịu lấy chồng và nhứt định phế trần đi tu để thành chánh quả. Nghe con quyết định như thế nhà vua nổi cơn thịnh nộ và buộc nàng Diệu Thiện phải tuân lịnh xuất giá. Thấy thế nàng mới xin vua cha nếu ý định nhà vua như vậy thì ít nữa xin cho nàng kết hôn với một thầy thuốc và thưa rằng: “Ý con là muốn cứu chữa hàng quan lại bất tài và ngu xuẩn, những tai nạn do sự nắng lửa mưa dầu, tuyết giá mà ra, những tính xấu xa ích kỷ về nhục dục, các tật nguyền, bịnh hoạn do sự già nua cằn cỗi mà ra, sự phân chia giai cấp, sự khinh rẻ kẻ nghèo và sự tư lợi.”
Nàng lại nói to lên rằng: “Chỉ có Đức Phật là được chứng quả bồ đề, minh tâm kiến tánh.” Nghe vậy nhà Vua lại càng tức giận thêm bèn hạ lệnh lột hết áo quần của công chúa và nhốt nàng vào huê viên để bị đói lạnh mà chết. Công chúa không sờn lòng. Trái lại nàng cảm ơn vua cha đã phạt nàng như thế và chỉ vui tươi mà chịu khổ hình. Các bà mệnh phụ được lệnh ra khuyến dụ nàng hồi tâm tuân ý thánh chỉ. Nàng khư khư một mực và nhứt định vào chùa Bạch Tước ẩn tu, nhập thất tham thiền. Chùa Bạch Tước thuộc quận Long Thọ (Loung Chou), tỉnh Nhữ Châu (Ju Tcheou). Hay tin ấy nhà vua không cấm cản chi, đinh ninh rằng ra nơi ấy một ít lâu công chúa chịu không nổi với những nỗi khổ cực, sẽ chán nản mà về triều.
Nơi Bạch Tước Tự có mật lệnh của nhà vua phải buộc nàng làm những công việc đê tiện, hèn hạ và mệt nhọc nhứt. Nàng vẫn cúi đầu vâng chịu, không một tiếng than, là vì khi nàng làm phận sự có những hùm beo, chim chóc và thần thánh giúp sức. Biết được thế cho nên bà sư cụ chùa Bạch Tước mới cụ sớ về triều tâu vua mọi sự. Vua cha bèn nghĩ ra một chước cốt làm nàng kinh khủng bỏ chùa mà về đền. Một bữa kia quân lính đến bao vây và phóng lửa thiêu chùa bốn mặt. Sư cụ và tất cả ni cô kinh tâm tán đởm chạy ngược chạy xuôi tầm phương tẩu thoát. Tiếng kêu trời kêu đất inh ỏi! Nàng Diệu Thiện điềm tĩnh như thường. Nàng chỉ lâm râm cầu Đức Phật mà nàng nguyện theo gương và xin Ngài đến cứu nàng. Nàng bèn rút trâm cài đầu đâm vào họng và phun máu tươi lên không trung, tức thì mây kéo mịt mù, thiên hôn địa ám, mưa xuống như cầm chĩnh mà đổ. Bị đám mưa to các ngọn lửa đỏ ngất trời kia lần lần êm dịu rồi tắt. Thấy vậy quân chạy về phi báo. Nhà vua liền hạ lệnh bắt nàng và đưa về đền.
Khi điệu nàng về tới, nhà vua dạy mở yến tiệc ca xang, bày một cuộc lễ hội thật lớn cốt để đem nàng trở lại quãng đời phong lưu khoái lạc. Nhưng các cuộc bài trí ấy cũng không hiệu quả gì và cho đến những điều hăm dọa ghép nàng vào tử hình cũng không thấm vào đâu. Cùng thế nhà vua mới hạ lệnh trảm quyết nàng và dạy ba quân điệu nàng khỏi đền mới hành hình. Thần hoàng bổn cảnh liền tâu sự ấy lên cho Ngọc Đế rõ. Đức Ngọc Đế hạ lệnh cho thần hoàng bổn cảnh giữ gìn hồn nàng đừng cho nhập địa phủ. Giờ hành hình đến, giám sát vừa giơ gươm lên thì gươm gãy làm hai. Giám sát bỏ gươm rút giáo toan đâm thì giáo lại tét làm hai. Giám sát chỉ còn một nước là xử giảo nàng (thắt cổ). Đến giờ hành hình thì có một trận cuồng phong thổi tới, làm cho trời đất tối tăm mà chung quanh mình nàng thì hào quang hiện ra sáng rỡ. Thần bổn cảnh liền hóa ra một con hổ, từ trong rừng xanh nhảy ra và cõng thây nàng chạy thẳng vô núi. Những kẻ đi xem hoảng chạy tứ tung. Quan quân và giám sát ảo não muôn phần, lật đật về triều tâu vua mọi sự. Nhà vua không nao núng và lại cho rằng cọp tha thây là một sự trừng phạt nặng nề, gán thêm vào sự trừng phạt của nhà vua để phạt nàng về tội bất hiếu và tội bất tuân lệnh vua cha.
Nhờ huyền diệu ấy mà nàng DIệu Thiện tuy chết nhưng xác vẫn còn nguyên. Lúc ấy nàng mơ màng như thấy một giấc chiêm bao, cơ hồ như nàng đã lướt gió tung mây… Khi tỉnh lại nàng lấy làm lạ mà thấy mình ở vào một thế giới không nhật nguyệt, tinh tú, không núi non, không người, không loài vật.
Bỗng chốc nàng thấy hiện ra trước mắt một vị thanh niên mặc áo màu xanh dương, hào quang chói rạng. Vị ấy đến trước mặt nàng, tay cầm một tờ giấy dài và nói rằng: Mình vưng lệnh Diêm Chúa (Yama) mời nàng xuống viếng Diêm Cung để thấy rõ ràng cảnh khốn khổ và những hình phạt mà kẻ có tội phải chịu sau khi chết.
Nơi Diêm Cung mỗi khi nàng đi đến đâu nhờ sức thần thông và đức từ bi thuyết kinh của nàng các hồn bị giam cầm đều đặng cứu rỗi và thoát khỏi ngục môn hầu tái kiếp trở lại trần gian. Thập Điện Minh Vương cũng ao ước đặng nghe nàng thuyết pháp. Chiều ý Mười Vua, nhưng nàng xin rằng sau cuộc ấy các hồn tội nhân đều đặng phóng thích. Sau khi khoản ấy đã đặng các vua ưng thuận thì nàng mới dùng hết phép thần thông của nàng mà thuyết pháp. Trong nháy mắt chốn U Minh biến thành lạc cảnh và các âm hồn đều đặng trở lại cõi trần. Thấy mười cõi U đồ đã trống trơn, Thập Điện Minh Vương mới lật đật phán rằng: “Mười điện chúng ta không quyền giam cầm vong hồn nàng Diệu Thiện.” Và tức khắc dạy đưa nàng trở lại dương gian.
Khi tỉnh dậy nàng Diệu Thiện lấy làm bối rối chưa biết phải đi phương nào. Lúc ấy Đức Phật Thế Tôn hiện ra trên mây dạy nàng phải ra ở núi Phổ Đà, giữa Nam Hải thuộc cù lao Hương Đảo để tu thêm. Muốn đến đó phải trải qua ba ngàn dặm đường. Bởi thế, Đức Phật Thế Tôn mới ban cho nàng một trái bàn đào vườn Tây Vương Mẫu để nàng đỡ đói khát trong một năm và nhơn có đặng trường sanh. Nàng sắm sửa thượng trình. Thấy nàng sức yếu mà đường lại xa Đức Trường Canh Thái Bạch mới truyền cho thần bổn cảnh hóa ra con hổ, cõng đưa nàng ra nơi ấy. Thần bổn cảnh tuân y và trong giây phút nàng đã đến Phổ Đà Sơn.
Khi nàng tu đặng chín năm thì có một vị Phật Tiếp Dẫn đến cho các vị thần trấn Phổ Đà Sơn hay rằng nàng Diệu Thiện tu hành đạo pháp hiện nay cực kỳ cao siêu mà từ trước đến giờ chưa vị nào đạt được. Nàng đã đứng trên tất cả chư vị Bồ Tát và cai quản các đấng ấy. Hôm nay, ngày 19 tháng 02 chúng ta phải yêu cầu vị ấy nhận một địa vị cao thượng hơn để cứu rỗi và ban hạnh phúc cho quần sanh.” Sơn thần Phổ Đà Sơn bèn triệu tập tất cả các thần tiên, thánh phật vùng ấy đến chầu và xưng tụng công đức của vị Bồ Tát mới vừa chứng quả và từ nay người thường gọi là Quan Âm Như Lai, Quan Âm Nam Hải, Phật Tổ Phổ Đà Sơn. Tân Bồ Tát ngự trên tòa sen và tiếp kiến các đấng thiêng liêng đến bái kiến và khánh chúc. Lúc ấy chư thánh tiên mới định lựa một vị đồng tử để hầu Ngài. May đâu lúc ấy có một vị trẻ tuổi xưng là Hoàn Thiện Tài (Hoan Chen Tsai) nghĩa là người chỉ có đọc kinh mà đặng đức lành phép lạ. Thiện Tài đồng tử thú nhận rằng vì mồ côi cha mẹ chàng mới phát nguyện tu hành quy y Phật pháp nhưng chưa chứng quả. Nay nghe tin Nam Hải Phổ Đà Sơn có Bồ Tát ngự nên quyết chí vượt qua mấy muôn dặm đến đây để hầu Ngài và xin làm đệ tử. Trước khi ưng chuẩn lời nguyện ấy, Đức Bồ Tát muốn thử tâm chí coi ra sao, Ngài bèn truyền cho sơn thần, thổ địa hóa làm ăn cướp đến vây đánh Phổ Đà Sơn. Riêng về phần Ngài thì Ngài giả dạng sợ sệt, kêu la cầu cứu và giả té xuống hố sâu. Thấy vậy Thiện Tài đồng tử chạy theo cứu thầy và nhảy luôn xuống hố. Vì quyền năng pháp lực chưa đặng cao cho nên đồng tử phải thiệt mạng. Bồ Tát liền dùng thần thông cứu tử. Khi đồng tử tỉnh dậy thì thấy một cái xác bên mình, Bồ Tát cho biết đó là xác phàm của đồng tử và hiện nay đồng tử đã bỏ xác phàm và nhập vào cõi thánh. Từ đó Thiện Tài đồng tử một lòng phụng sự Bồ Tát trong sự cứu độ chúng sanh.
Sau lại Đức Bồ Tát có thâu làm đệ tử nữ vị cháu gái của vua Nam Hải Long Vương tên là Long Nữ. Việc đã xảy ra như vầy. Ngày kia đệ tam thái tử con vua Long Vương hóa làm con cá, dạo chơi trên mặt biển, chẳng may vướng phải lưới của ông chài. Ông chài bắt cá ấy đem bán ngoài chợ. Ngự trên liên đài Bồ Tát biết rõ việc ấy, bèn sai Thiện Tài Đồng tử giả dạng thường nhơn đến mua cá ấy đem ra biển phía Nam thả. Nam Hải Long Vương nhớ ơn cứu tử con mình mới định dưng cho Bồ Tát một cục ngọc ban đêm chiếu sáng để giúp Ngài đọc sách không cần đèn, và dạy Long Nữ là con gái của đệ tam thái tử phải bổn thân đem ngọc đến dưng. Đến nơi dưng ngọc xong, Long Nữ rất cảm phục huyền năng và đức độ của Bồ Tát và cầu xin Ngài cho theo hầu Ngài cùng quy thuận Phật pháp. Bồ Tát ưng cho. Từ ấy Long Nữ đặng thâu làm đệ tử hiệp cùng với đồng tử Thiện Tài mà phụng sự Ngài.
Từ khi Diệu Trang Vương dùng chước độc mà hại nàng Diệu Thiện thì nhà vua phải một chứng bệnh hết sức khổ sở.
Thân thể nhà vua phải thúi tha đầy ung thư ghẻ chốc làm cho nhà vua nhức nhối đau đớn vô hồi. Đức Bồ Tát phóng đại quang minh biết rõ mọi sự. Nhà Vua lúc ấy hạ lệnh đăng bảng cầu danh y, Bồ Tát bèn giả dạng một nhà sư già đến xin chữa bịnh.
Khi đến trước mặt vua thì nhà sư bèn tâu phải kiếm cho đặng đôi mắt và một đôi cánh tay của thân nhân nhà vua mới trị đặng bịnh, nhưng mà phải ra núi Phổ Đà mới kiếm đặng hai món ấy. Vua liền phái hai vị quan cấp tốc đến Phổ Đà Sơn để tìm hai món vừa nói. Thấy vậy hai vị phò mã rất bất bình và âm mưu định giết nhà sư và sau đó thí vua mà soán ngôi.
Bồ Tát rõ sự việc ấy và đã sai Thiện Tài đồng tử giả làm tên thị vệ hầu bên cạnh vua. Khi một tên quân của hai vị phò mã dưng cho vua một chén thuốc độc nói dối là của nhà sư dạy đem cho vua ngự thì tên thị vệ kia tiếp bưng chén ấy và sẵn tay làm đổ ngay xuống đất. Đang lúc ấy một người lẻn vào phòng nhà sư để thích khách. Bồ Tát bèn dùng thần thông làm cho tên ấy tê liệt không còn hoạt động nữa và bị bắt trói. Cơ mưu bại lộ, hai vị phò mã vì sợ bị khổ hình nên đã uống độc dược tự tử. Hai vị công chúa phải tội liên can đều bị biếm vào lãnh cung đời đời cấm cố. Hai nàng mới ăn năn, noi gương em mình là Diệu Thiện lo tu hành. Khi hai nàng đã tấn hóa nhiều về con đường tu niệm thì Bồ Tát và Thiện Tài đồng tử hóa ra hai thớt tượng bạch mà đưa hai vị công chúa đến cảnh Phật Đài để tránh xa mùi tục lụy.
Từ ngày hai vị sứ giả phụng mệnh nhà vua, tuôn mây lướt sóng trải biết bao khổ cực mới đến Phổ Đà Sơn, Thiện Tài đồng tử phụng lịnh Bồ Tát hiện ra tiếp rước. Hai sứ giả trình bày mọi sự rồi được đến yết kiến Bồ Tát. Bồ Tát Diệu Thiện ngồi trên liên đài bèn trao cho hai vị sứ giả con mắt bên tả và cánh tay bên tả của mình. Việc xong sứ giả cáo tạ rồi hồi trào, và dưng lên cho vua và hoàng hậu hai món đã kiếm đặng. Hoàng hậu nhìn lên cánh tay tả thấy có nốt ruồi và sau khi nghe sứ giả tả dung mạo người đã cho nhà vua hai vật ấy thì quả quyết đó là con mình và đau đớn không ngần.
Nhà sư bèn trộn hai món ấy với ít vị thảo dược rồi đem tất cả đắp lên nửa thân bên trái của nhà vua thì nhà vua tức khắc khỏi đau phía bên mặt. Thấy thế nhà sư bèn tâu vua xin sứ giả ra Phổ Đà Sơn tìm cho đặng con mắt phía tay mặt và cánh tay mặt. Sứ giả vâng lệnh ra đi, không bao lâu đem về dưng đủ hai món. Nhà sư cũng làm y như trước thì nửa thân bên phải của nhà vua khỏi ngay. Từ ấy vua Diệu Trang hoàn toàn lành bịnh. Trong triều, ngoài quận ai ai cũng đồng biết rằng nhờ con chí hiếu là Diệu Thiện mà nhà vua mới khỏi bệnh ngặt nghèo.
Sau khi khỏi chết vua cùng hoàng hậu cám ơn cứu tử, định ra Phổ Đà Sơn một chuyến để tạ ơn. Xa giá đăng trình gặp không biết bao là nguy nan, nhưng đều nhờ Bồ Tát dùng phép thần thông mà cứu khỏi.
Đến nơi vua cùng hoàng hậu thấy Bồ Tát tọa thoàn trên liên đài mất cả hai mắt và hai tay. Nhìn biết là con mình nhà vua ăn năn xúc động vô cùng bèn quỳ xuống cầu nguyện cho con đặng sống và đặng huờn y hai con mắt và hai tay. Khẩn nguyện xong thì nhà vua và hoàng hậu thấy con mình hiện trước mắt, tay mắt đủ, hình dạng mạnh khỏe như xưa.
Thấy phép thần thông vô biên của Bồ Tát vua cùng hoàng hậu nhứt định lìa nơi điện ngọc đền vàng, lánh mình trần tục tìm đàng thiên thai.

( Phật Giáo Việt Nam )

Hình Phật A Di Đà


Tổng quan Chùa Giác Long


Cách đây hơn 10 năm tại vùng sâu vùng xa của xã Hòa Thạnh, thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Điều kiện kinh tế rất khó khăn, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời..thì việc cần một chỗ dựa tâm linh là rất cần thiết. Người dân muốn đi chùa thấp hương phải lặn lội đường xá xa xôi, băng đồng lội ruộng chỉ mong cầu cho mùa màng lợi lạc, mưa thuận gió hòa, gia đình quyến thuộc mạnh khỏe, bình an...Thật thương cảm cho những người dân nơi đây! Lúc ấy, trong vùng có một am tranh nhỏ, tường tre vách lá do gia đình thí chủ Nguyễn Văn Lục phụng thờ, người dân cũng thường lui tới để thấp hương cầu nguyện...





Có một người con được sinh ra và lớn lên tại vùng quê hẻo lánh này, với nhân duyên lớn, được xuất gia tu học ở TP HCM_đó là thầy Thích Minh Tuấn. Trong quá trình tu học, thầy luôn lo nghĩ về đời sống tâm linh tại vùng quê nghèo khó này... nung nấu ý nguyện sau khi tốt nghiệp trường Phật học TP HCM sẽ trở về phụng sự đạo Pháp, hướng dẫn bà con quê hương mình được thấy ánh sáng Phật Pháp, đời sống an lạc hơn. 

Thầy Thích Minh Tuấn
Cách đây 2 năm, thầy rời bỏ chốn thị thành xa hoa, khăn gói về nơi am tranh xưa cũ, từ đó lời kinh tiếng mõ luôn vọng vang. Trước mắt thầy là một con đường đầy gian nan, tất cả cơ sở vật chất phải làm lại từ đầu. Từ những cái chén, đôi đũa...đến ấm trà, bát hương cũng phải lực cánh sinh. Đôi lúc thầy tưởng chừng như bỏ cuộc nhưng nghĩ lại cuộc sống của những người dân nơi đây mà thầy phải cố gắng vượt qua tất cả. Tuy rằng khó khăn, thiếu thốn nhưng thầy luôn nhận được sự chân tình của bà con nơi đây.




Bắt đầu từ việc mua thêm đất để mở rộng khuôn viên, tiến hành san lấp ao đìa..để cho ngôi  Tam Bảo sớm hoàn thiện khang trang hơn, nhờ đó bà con sớm hôm lui tới tụng kinh niệm Phật. Tiếng niệm Phật ấy đã lan tỏa khắp mười phương Tam Bảo chứng minh cho vị thầy trẻ và các Phật tử chốn quê nghèo. Đã là động lực lớn cho thầy và trò nơi đây. Được sự giúp đỡ của ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Vĩnh Long và các cấp chính quyền sở tại đã cho phép gia nhập giáo hội, từ đó ngôi chùa Giác Long hiện diện giữa bốn bề đồng ruộng, là ngôi nhà chung của tất cả mọi người.

Ngày công nhận chùa

Cung đón chư tôn hòa thượng quan lâm
















Chùa Giác Long

Ấp 2 xã Hòa Thạnh huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long.
SĐT: (070)3 982 061
















 

Blogger news

Blogroll

create a gif

About