Pages

Feature

Label 5

Label 6

Label 3

Label 4

Label 1

Sample Text

Mọi thông tin đóng góp và từ thiện
Xin vui lòng liên hệ :
Chùa Giác Long, Ấp 2 Hòa Thạnh Tam Bình Vĩnh Long
Số điện thoại : (070)3 982 061
Email :thichminhtuan.chuagiaclong@gmail.com

Label 2

Sample Text

Total Pageviews

Sample text

Chùa Giác Long

Chùa Giác Long

Facebook

Homepage

label 7

Bottom Navi

Design by Nguyễn Quốc Thắng. Powered by Blogger.

Social Icons

Social Icons

Followers

Featured Posts

14 Mar 2012

duc phat hang phuc hoa long


‎"Đức Phật hàng phục hỏa long"
Trong kinh Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả có thuật lại rằng: Đức Phật muốn hóa độ ba anh em ông Ưu lâu tần loa Ca diếp và các đệ tử của họ, bèn đi đến bờ sông Hằng, nơi họ và các đệ tử trú ngụ.
Khi Đức Phật đến nơi thì trời đã tối, Ngài bèn hỏi ông Ca diếp: “Tôi đi lỡ đường, xin ông cho tôi nghỉ nhờ một đêm”. Ông Ca diếp từ chối: “Rất tiếc, ở đây đồ chúng quá đông, không có chỗ nào để mời Ngài nghỉ lại”. Đức Phật nói: “Chỗ nào cũng được. Tôi chỉ xin nghỉ nhờ một đêm thôi”. Ông Ca diếp bèn chỉ về phía một hang động gần đó rồi bảo: “Nơi kia có thể nghỉ tạm được. Tiếc rằng trong đó có một con hỏa long rất dữ, người lạ vào e bị nó làm hại”. Đức Phật nói: “Không sao đâu. “Ngã Nội Thanh Tịnh, Ngọai Tai Bất Nhập”(Bên trong ta thanh tịnh, tai họa bên ngòai không xâm hại được). Xin ông vui lòng để tôi ở lại nơi đó”.

Đức Phật vào trong hang động, hỏa long nghe hơi lạ bèn bay ra, phun khói độc vào Ngài. Nhưng khi khói độc gần đến chỗ Phật thì bay ngược trở lại. Hỏa long bèn phun lửa, nhưng khi lửa gần đến chỗ Phật thì cháy ngược trở lại hỏa long. Đức Phật bèn nhập định Hỏa quang tam muội hóa lửa cháy sáng cả hang động, lửa của hỏa long bị đẩy lùi. Đức Phật từ bi bảo với nó: “Ngươi đã thấy phép thuật của ngươi còn thấp kém chưa?” Đức Phật bèn đưa bình bát ra và nói: “Ngươi hãy vào đây để tránh lửa”. Hỏa long vội thu mình bay vào trong bát của Đức Phật.
Về sau, ba anh em ông Ca diếp và các đồ chúng nhận thấy thần lực và đức độ của Đức Phật không ai sánh bằng, họ đã xin quy y theo Phật.

11 Mar 2012

Ý nghĩa của sự thất bại



Một công ty lớn tuyển mộ nhân sự và số người ứng thí rất đông. Họ đều có bề dày kinh nghiệm và có bằng cấp, học vị đáng kính nể. Qua ba vòng thi tuyển chỉ còn lại 11 người lọt vào vòng cuối cùng cho sáu vị trí quan trọng của công ty do chính tổng giám đốc và những nhân vật cao cấp trong công ty trực tiếp phỏng vấn. Khi vị tổng giám đốc phát hiện có đến 12 người tham dự, ông hỏi: “Ai trong số các vị đã không lọt qua các vòng tuyển chọn trước đó”?.
“Thưa ông, tôi” - Một chàng trai đứng dậy nói. “Tôi bị loại ngay từ vòng đầu nhưng tôi tin mình có thể trúng tuyển nên vẫn muốn thử sức ở vòng cuối cùng này”.
Mọi người trong phòng đều bật cười, kể cả ông già lo việc trà nước đứng ở phía cửa ra vào. Ông tổng giám đốc vừa ngạc nhiên, vừa tò mò hỏi tiếp: “Anh đã bị loại từ vòng đầu, vậy hôm nay anh tới đây có nghĩa gì”?
“Tôi chỉ tốt nghiệp đại học và là một nhân viên bình thường nhưng tôi có 11 năm kinh nghiệm làm việc và đã từng làm cho 18 công ty khác nhau” - Rất tự tin, chàng trai trả lời.
“Bằng cấp, học lực và chức vụ của anh đều ở mức trung bình. 11 năm kinh nghiệm làm việc tại 18 công ty khác nhau đúng là điều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên với tư cách là nhà tuyển dụng, chúng tôi không thích điều này”. - Ông tổng giám đốc ngắt lời.
“Thưa ông, tôi không hề chuyển công ty mà tại vì 18 công ty tôi đã từng làm việc đều… phá sản” - Chàng thanh niên vẫn trả lời tỉnh bơ.
Lần này thì cả khán phòng cười ồ. Có tiếng bình phẩm từ phía trên: “Cậu ta đúng là người xui xẻo”. Nhưng chàng trai nói tiếp: “Tôi cho rằng đó mới chính là điểm mạnh của riêng tôi mà không phải ai trong quí vị ở đây cũng có được”.
Cả phòng lại ồn ào lên. Lúc này, ông già phục vụ nước tiến đến bàn chủ tọa và rót nước cho các vị lãnh đạo trong hội đồng giám khảo. Chàng trai tiếp tục:
“Tôi hiểu rất rõ 18 công ty đó bởi tôi đã từng cùng những đồng nghiệp của mình chung lưng đấu cật để kéo chúng khỏi bờ vực phá sản. Tuy không thành nhưng tôi đã học được rất nhiều từ những sai lầm khiến công ty thất bại. Đa số chúng ta thường thích tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm để thành công, nhưng khác với quí vị, tôi chắc chắn có nhiều kinh nghiệm hơn người khác ở chỗ biết làm thế nào để tránh sai lầm và thất bại. Tôi biết chắc những kinh nghiệm để thành công thường có những điểm tương đồng nhưng lý do để dẫn đến thất bại thì luôn khác nhau. Thật sự rất khó biến kinh nghiệm thành công của người khác thành của cải của chính mình, nhưng chúng ta lại rất dễ phạm sai lầm của kẻ khác”.
Nói xong, chàng trai đứng dậy tỏ ý muốn đi ra khỏi phòng. Ông phục vụ già lại chồm lên rót nước cho ông tổng giám đốc. Bất ngờ chàng trai quay đầu lại mỉm cười và nói với ông tổng giám đốc: “11 năm với 18 công ty khác nhau cho phép tôi có sự quan sát và óc phân tích về người và việc. Vì vậy, tôi biết rõ vị giám khảo thật sự của ngày hôm nay không phải là ông mà chính là ông già lao công, phục vụ nước”.
Cả 11 thí sinh trong phòng đều ngạc nhiên nhìn về phía người phục vụ già với ánh mắt hoài nghi. Lúc này, ông già lao công mỉm cười hài lòng và nói: “Rất giỏi! Anh sẽ là người đầu tiên được nhận vào làm việc tại công ty chúng tôi. Ngoài ra, tôi cũng thật sự muốn biết vì sao màn trình diễn của tôi lại có thể bị thất bại nhanh chóng như vậy”

Giá trị của đau khổ


Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát...

Lời bàn:

Nếu nói trên thế gian này có “phép biến đá thành vàng” thì đó là “gian nan và đau khổ”. Những thành quả huy hoàng, sự nghiệp vĩ đại của loài người, đều phải trải qua những vất vả gian nan mới đạt được, đó chính là giá trị của sự đau khổ.

3 Mar 2012

CHỈ CẦN NHÌN LẠI

 CHỈ CẦN NHÌN LẠI
 
Dáng vẻ rụt rè, anh chào tôi. Hơi bở ngở tôi hỏi anh có việc gì cần tôi giúp. Anh ấp úng: Thưa Thầy con đến để cảm ơn Thầy. Tôi giúp anh việc gì mà anh cảm ơn tôi. Anh đã lấy lại được bình tĩnh và vào chuyện: “ Hôm mồng 08 tháng giêng,âm lịch con có đi chùa, con có vào phòng khách Thầy, được Thầy tiếp, hôm đó con hơi say, thấy trên bàn làm việc Thầy có một cái bì thư, ngoài phong bì có dòng chữ viết tháu CHỈ CẦN NHÌN LẠI , con tò mò lấy bỏ vào túi áo, sau này hỏi người quen mới biết là chữ Thầy. Từ hôm đó con luôn suy nghĩ về bốn chữ của Thầy viết.
Nhiều năm trôi qua rồi con không bao giờ nhìn lại, con cứ nhìn tới, nhìn lên, nhìn xa, nhìn gần, nhìn dáo dác, nhìn lơ đãng, nhìn chằm chặp, nhìn soi mói, nhìn mà không thấy ( thị nhi bất kiến ) nhìn quanh quẩn, chứ ít khi nào nhìn lại. Vợ con sống sao mặc, thiếu đủ gì chẳng hay. Chưa bao giờ con nhìn thẳng vào mặt vợ, không hề biết vợ đang lo gì, cần gì, sức khoẻ thế nào, tiền bạc có đủ chi tiêu trong thời buổi gạo châu củi quế này không ? Từ ngữ mà con luôn nhớ trong ngày: Vô, vô trăm phần trăm anh em ơi ! Cụng ly chúc nhau sức khoẻ… Con chỉ biết cụng ly chúc nhau sức khoẻ với người dưng, hiếm khi nào biết chúc sức khoẻ cho vợ cho con mình. Có năm con không biết ngày 08 tháng 03 là ngày gì .
Chiều nay con đi làm về, thấy nhà cửa vắng tanh, cơm canh chưa có. Con định nổi cáu rồi, thì thằng con nhỏ ba tuổi chạy lẩm đẩm đến nói:” Bố ơi mẹ ngủ từ trưa không dậy “ .
Con hốt hoảng chạy tìm vợ, vợ con đang nằm bên cạnh nồi cháo heo dưới bếp, gương mặt xanh tái, tóc rũ rượi bê bết, hơi thở thật yếu, con hốt hoảng gọi ta xi đưa đến bệnh viện gần nhà, Bác Sĩ bảo:” Chị nhà thiếu máu, do ăn uống thiếu dinh dưỡng, lại thêm làm việc quá sức, anh nhớ chăm sóc cho chị”. Hai hôm sau vợ con về nhà, con nhìn kỹ vào mặt vợ:” Vợ tôi đây sao ? Mắt thâm quần vì những đêm mất ngủ làm thêm, da xanh dờn vì máu đã biến thành sữa nuôi con, con ba tuổi rồi vẫn còn ôm vú mẹ bú, tay chân gân xanh nổi lên như những con đĩa nhỏ.
Thầy ơi ! Nếu con CHỈ CẦN NHÌN LẠI thì vợ con đâu ra nông nỗi này. Sắp đến ngày mồng 08 tháng 03, con muốn thầy ghi lại câu chuyện này dùm con, để con tặng cho những người bạn của con, những con người luôn chúc sức khoẻ người khác, ít khi nào biết chúc sức khoẻ vợ mình.

(Thích Giác Tâm _ Chuyện ngày mồng 08 tháng 03)

2 Mar 2012

CÙNG NHAU XAY DUNG TAM BẢO

AMIDAPHAT
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa quý nam nữ Phật tử

Chùa Giác Long hiện diện nơi vùng quê nghèo,giữ miền sông nước.Điều tâm nguyện lớn nhất của chúng con là mang lại sự an lạc cho bà con nơi đây và ngôi tam bảo mong sao sớm được trang nghiêm để người dân tu tập. Đây là đều mong ước lớn nhất của chúng con. Hiện nay cơ sở vật chất chưa ra dáng Chùa, với tâm thành khẩn nguyện hồng ân Tam bảo va chư tôn đức và các phật tư xa gần quan tâm giúp đỡ cho ngôi tam bảo sớm được.


Trang nghiêm, tâm nguyên rộng lớn ma tài lực không có,kính mong anh, chị, em, bà con Phật tử xa gần quan tâm ủng hộ. Ngày 19 âm lịch tháng 2 này chúng con Khởi công làm cổng và bờ rào xung quanh đất chùa.Mỗi viên gạch ,mỗi tâm thành của quý vị chúng con xin thành kính tri ơn.

AMIDAPHAT.


















Mọi đóng góp xin gửi về:
Chùa Giác Long
Ấp 2, Hòa Thạnh, Tam Bình Vĩnh Long
SDT: 0984111643

1 Mar 2012

Thiên đường hay Địa ngục ?



Chuyện kể rằng có một người được dẫn đi tham quan cả 2 nơi: địa ngục và thiên đàng. Nơi đầu tiên anh ta được dẫn đến là địa ngục.
Đến nơi anh thấy khá đông người đang sống cùng nhau. Không khí khá nhẹ nhàng và êm ái. Cũng đủ cả hoa trái, cây xanh, hồ nước. Cũng có các loại thức ăn. Đủ cả. Điểm đặc biệt là tay mỗi người đều gắn với với 1 chiếc thìa dài khoảng 1m.
Thế rồi người ta bắt đầu ăn. Vì chiếc thìa quá dài nên không ai múc thức ăn cho vào miệng được. Ai cũng đói. Thế rồi người ta bắt đầu la hét, chửi bới. Sau đó là gây gổ, đánh nhau.
Cả địa ngục trở thành trận chiến với bao tang thương. Anh bạn của chúng ta sợ quá chạy bán sống bán chết.
Sau khi ra khỏi địa ngục, anh ta quyết định đi tham qua thiên đàng. Trên này cũng vẫn cảnh hoa trái, sông nước và cây xanh. Thức ăn cũng đủ loại. Và cũng như ở địa ngục, tay mỗi người đều gắn cái thìa dài khoảng 1m. Anh bạn của chúng ta lo lắng và đoán rằng sẽ lại xảy ra đánh nhau. Rồi tang thương sẽ đến mà thôi.
Tuy nhiên đến bữa ăn, mọi người quây quần bên nhau. Người nọ múc thức ăn bằng chiếc thìa dài cho người đối diện. Tất cả cùng vừa ăn, vừa nói chuyện. Trước khi ăn họ cùng nhau tụng kinh. Họ vô cùng thư giãn và vui vẻ. Họ thưởng thức các món ăn và vui vẻ bên nhau.An lạc và thảnh thơi. Ăn xong họ cùng nhau đi dạo và ngắm cảnh, đi nghe Phật thuyết pháp và bàn luận. Nhìn họ sống thật khoan thai và hạnh phúc.
Trở về trái đất, anh bạn mới ngộ ra rằng, địa ngục và thiên đường khá giống nhau. Sự khác biệt duy nhất là tình yêu thương và sự đoàn kết, là sự giúp đỡ và sẻ chia, là tinh thần đồng đội và mong muốn phụng sự. Anh hiểu rằng sự cho đi là để có tất cả, rằng nếu ta cứ hết mình vì người khác thì ta đâu có thiếu gì. Rằng hạnh phúc không khó có như người ta vẫn nghĩ. Rằng muốn lên thiên đàng là có thể lên được. Được ngay.
Từ đó anh thay đổi cách sống. Từ ngày ấy anh xây dựng thiên đàng ngay trong gia đình mình, tại cơ quan mình. Và thấy thật đơn giản và thật kỳ diệu.
Tôi cũng học anh bạn này để xây dựng Vườn Yêu Thương. Tôi cũng tự thiết lập tịnh độ ngay bây giờ, ngay ở đây, ngay phút giây này. Tôi cảm nhận rất rõ sự nhiệm màu của cuộc sống và thấy mình rất hạnh phúc và may mắn. Và bao người quanh tôi luôn biết cảm nhận sự tuyệt diệu này mỗi ngày. Ai cũng mãn nguyện.
Còn bạn, hiện bạn đang sống ở đâu? Thiên đàng hay địa ngục?
 

(Nguyễn Mạnh Hùng)
 

Blogger news

Blogroll

create a gif

About